image banner
Những quả ngọt đầu tiên ở mô hình nuôi rươi tại thôn Ngọc Bình
Năm 20221 thực hiện chủ trương của lãnh đạo địa phương về việc chuyển đổi cây trồng ở diện tích cuối khu Đồng mặn thôn Ngọc Bình, đây là khu vực đất nhiễm chua mặn và hay bị chuột phá hoại nên năng xuất cây lúa rất thấp, thường bình quân năng xuất chỉ đạt bình quân 150 - 170 kg/sào/vụ. Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh và DVNN Quảng Phúc đã cùng với các hộ dân có diện tích đất lúa tại khu vực này bắt tay vào việc chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang mô hình lúa rươi kết hợp theo hướng hữu cơ. Ban đầu có hơn 10 hộ tham gia, trong đó có hộ anh Lê Ngọc Anh và Nguyễn Công Oanh là thành viên HTX đã mạnh dạn thuê đất được 1 ha cùng với 3 ha của các hộ còn lại để thí điểm thực hiện mô hình trồng lúa ST 25 kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ. 

Là mô hình mới,đòi hỏi người dân phải thực sụ kiên trì, chấp nhận đầu tư cả về tiền bạc và thời gian bởi vì lâu nay trên địa bàn chỉ quen với sản xuất lúa truyền thống, khai thác rươi tự nhiên. Kinh nghiệm nuôi rươi gần như bằng không, được sụ quan tâm của cấp ủy, chính quyền và qua đấu mối của HTX, các hộ dân thực hiện mô hình được tiếp cận tham quan, học tập mô hình nuôi rươi thành công tại các địa phương phía Bắc như Hải Phòng, Hải Dương...

Trở về với đồng đất địa phương, các hộ cùng với HTX và chính quyền địa phương bắt tay vào thực hiện, tuy nhiên do nguồn kinh phí khó khăn nên việc đầu tư còn hạn chế, bên cạnh đó là nguồn nước khu vực bên trong đồng không phải là nguồn nước lý tưởng cho rươi sinh sống và phát triển, nguồn nước ngoài sông thường bị oo nhiễm bởi thuốc trư sâu, thuốc diệt cỏ, diệt ốc; việc chuyển giao khoa học gặp nhiều khó khăn do các đơn vị cung cấp giống và chuyển giao kỹ thuật ở xa… Đây là những khó khăn trở ngại thực sự lớn đối với các hộ tham gia thực hiện mô hình.

Đến thời điểm năm 2024 chỉ còn lại 4 hộ tiếp tục tục thực hiên mô hình với diện tích hơn 2 ha, ngoài hộ anh Lê Ngọc Anh, Nguyễn Công Oanh là các hộ anh Nguyễn Xuân Thiêm, Nguyễn Thiên Tứ vẫn kiên trì thực hiện với mong muốn làm thay đổi giá trị diện tích đất vốn được coi là “khó làm ăn này”. Sự kiên trì, quyết tâm của anh Anh và anh Oanh bước đầu đã thu được những kết quả rất khả quan; năm 2022 thu hoạch được khoảng 30 kg trên diện tích khoảng 0,5 ha, đến năm 2023 là hơn 50 kg và năm 2024 đã thu hoạch được hơn 200 kg. Với giá rươi xuất ngay tại ruộng là 450 nghìn đồng/1 kg thu về 90 triệu đồng. Đây chưa phải là con số  mong đợi nhưng có thể thấy với năng xuất năm sau cao hơn năm trước và đặc biệt là những kinh nghiệm tích lỹ được đang là nguồn cảm hứng và sự tin tưởng rất lớn về sự thành công của mô hình.

Trao đổi với anh Nguyễn Công Oanh, anh cho biết: Dù mình là người sinh ra và lớn lên đã biết, đã bắt và ăn rươi tự nhiên trong nhiều năm qua, nhưng thực sự việc thả giống nươi rươi để ra được sản phẩm là vô cùng khó khăn, bên cạnh việc mạnh dạn đầu tư thì cần phải thực sự kiên trì dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu những đặc tính của con rươi thì mới điều hành nước, làm đất và tạo nguồn thức ăn tại chỗ phù hợp cho con rươi sinh sống và phát triển được. Đơn vị chuyển giao kỹ thuật họ có hướng dẫn nhưng một là số giống rươi mình lấy ít nên họ không thể bố trí cán bộ về trực tiếp chuyển giao hết được, hai là đồng đất, nguồn nước ở địa phương mình cũng khác nên khi áp dụng phải linh hoạt cho phù hợp với điều kiện tự nhiên; thường thì sau khi thả rươi phát triển rất tốt, mật độ kiểm tra vào khoảng tháng 6 tháng  là rất nhiều nhưng đến gần thời điểm thu hoạch thì tỉ lệ rươi còn sông và phát triển giảm đi rất nhiều. Đây là điều những người nuôi rươi đang trăn trở và rất mong tìm được lời giải.

Với những kết quả bước đầu từ mô hình nươi rươi lúa kết hợp của các hộ gia đình. UBND xã Quảng Phúc đang tích cực đấu mối với trung tâm Khuyến nông tỉnh và Sở khoa học công nghệ chỉ đạo, hướng dẫn HTX Sản xuất, kinh doanh và DVNN Quảng Phúc tổ chức thực hiện mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) gắn với bảo quản, sơ chế, chế biến sau thu hoạch tại Thanh Hoá” nếu được sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên hơn nữa sẽ giúp nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân địa phương về việc  nuôi rươi  phổ biến trên đồng đất Quảng Phúc sớm trở thành hiện thực. 

Anh-tin-bai

Thu hoạch rươi tại mô hình ngày 31/12/2024

 

Anh-tin-bai

Niềm vui của anh Lê Ngọc Anh và Nguyễn Công Oanh

 

Anh-tin-bai

Niềm vui của các đồng chí lãnh đạo địa phương

 

Anh-tin-bai

Mật độ rươi ra rất đông

 

 

 

 

 

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND Xã Quảng Ngọc
Địa chỉ: UBND Xã Quảng Ngọc
Email:......
Trưởng Ban biên tập: .....; Chức vụ: .......
Ghi rõ nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa xã Quảng Ngọc hoặc quangngoc.thanhhoa.gov.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT